Một bộ phim ngắn gây sốc về người phụ nữ sinh 99 người con đã gây nên sự chú ý và tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Bộ phim “Kỳ lân tặng con, trời ban hỷ phúc” đã bị gỡ khỏi toàn bộ các nền tảng sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ công chúng.
Phim ngắn gây sốc vượt qua khâu kiểm duyệt
[Người phụ nữ sinh 99 người con align=”aligncenter” width=”650″]
Bộ phim kể về người phụ nữ sau một đêm ân ái với hoàng đế đã sinh ra 99 đứa con trai. Cảnh các bé sơ sinh được quấn tã, chồng lên nhau thành hình kim tự tháp bị đánh giá là lố bịch, hoang đường và lập tức leo lên vị trí số 1 tìm kiếm trên mạng xã hội Weibo.
Dù đã bị gỡ bỏ, một số đoạn trích từ phim vẫn lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự hiếu kỳ của không ít người. Trên Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), “Kỳ lân” đạt tới hơn 45 triệu lượt xem, với 68 tập ngắn, mỗi tập chỉ vài phút.
[Cảnh các bé sơ sinh được quấn tã align=”aligncenter” width=”650″]
Nhiều người dùng để lại bình luận mỉa mai: “Phim ngắn giờ quá siêu thực rồi, phụ nữ đẻ một lần 99 đứa, còn xếp chồng lên nhau như đĩa thịt bò cuộn”.
Một bộ phận người xem thừa nhận: “Càng vô lý lại càng muốn xem tiếp”. Nhưng phần đông công chúng cho rằng bộ phim đã vượt quá giới hạn chịu đựng của khán giả.
Vấn đề kiểm duyệt nội dung
Trước khi bị gỡ bỏ, “Kỳ lân” được phát sóng rộng rãi trên ba nền tảng lớn gồm Douyin, Kuaishou và WeChat Video. Cả ba đều hiển thị mã số phê duyệt riêng biệt.
Các phim ngắn được phân loại và kiểm duyệt dựa trên mức đầu tư. Phim có tổng đầu tư dưới 300.000 NDT (khoảng một tỷ đồng) thì giao quyền kiểm duyệt cho chính nền tảng phát hành.
Chính điều này đã tạo ra “kẽ hở” cho các nội dung phản cảm, hoang đường được hợp thức hóa.
Hệ quả của nội dung rác
[Nam chính Vương Vũ Uy nói về việc nhận vai align=”aligncenter” width=”650″]
Các chuyên gia cho rằng các bộ phim rác lan rộng bắt nguồn từ chính cách vận hành của nền tảng video ngắn.
Khi thuật toán ưu tiên các nội dung có tỷ lệ xem trọn vẹn và lượt nhấn cao, những video càng kỳ quặc, giật gân càng dễ lan truyền.
Một vấn đề đáng lo ngại khác là đối tượng chính của phim ngắn hiện nay là thanh thiếu niên – nhóm chưa đủ khả năng nhận định đúng sai, dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị lệch lạc mà phim phản ánh.
Để chấn chỉnh thị trường, giới chuyên môn đề xuất cần siết chặt quản lý nội dung như cấm các phim dung tục, phản đạo đức, gỡ bỏ sản phẩm sai phạm và xử lý nghiêm nhà sản xuất.